Breaking News
Loading...
Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

Cây mắc ca

Cây mắc ca. Có lẽ, trong số các chủ trương phát triển nông nghiệp, đến nay ít có loại cây nào tạo ra tranh luận đa chiều, sôi nổi như cây mắc ca (Macadamia) – một cây trồng mới được đưa vào Việt Nam và đang được Chính phủ và một số địa phương chủ trương mở rộng.

Theo chúng tôi, nguyên nhân chủ yếu là nhiều thông tin chưa minh bạch và chưa theo chuẩn chung. Ví dụ thông tin về năng suất quả, hạt  có sự khác biệt lớn. Năng suất hạt thì không rõ  hạt theo chuẩn nào về độ ẩm? Giá hạt trên thị trường thế giới không rõ là giá xuất nhập khẩu, giá bán buôn, bán lẻ cho người tiêu dùng hay giá nông trại( mua của người nông dân), giá hạt theo tiêu chuẩn nào về tỷ lệ nhân/trọng lượng hạt.

Giá nhân theo tiêu chuẩn nào về tỷ lệ nhân mắc ca cấp 1( phần nổi của nhân trên nước / toàn bộ nhân). Giá cả biến động, tăng ở khu vực châu lục nào, giảm ở khu vực châu lục nào....Mức đầu tư xây dựng cơ bản tính theo chuẩn nào?  Năng suất hạt khô bình quân/ha bao nhiêu mới có lãi ở khâu nông nghiệp? Ngay cả mật độ trồng khung giao động cũng rất lớn. V.v...   Chúng tôi cố gắng tổng hợp và xử lý đưa thông tin về chuẩn chung, bảo đảm  cho minh bạch hơn, nhưng không phải tất cả đều đã rõ ràng.    

     

1. Đặc tính sinh thái.   

Cây mắc ca là cây thân gỗ, có nguồn gốc xuất xứ từ nước Úc, cao trên 10 m khi trưởng thành, xanh quanh năm, có thể sống tới 100 năm, thời gian kinh doanh 40-60 năm. Biên độ độ cao thích hợp của cây mác ca khá  rộng,  từ 300 m đến 1.200 m so với mặt biển, tốt nhất là từ 600-1.000m.                     

Mắc ca phù hợp với khí hậu á nhiệt đới, ưa mát, chịu được mưa ẩm và khô hạn xen kẽ. Sinh trưởng thích hợp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khả năng chịu hạn cao đồng thời chịu được mưa ẩm, sương muối, giá rét. Nhưng cây mắc ca không chịu được điều kiện ngập úng. Lượng mưa tối ưu từ 1.500 mm đến 2.500 mm.         

Mắc ca có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau: từ đất sét mùn pha cát, đất đỏ bazan hoặc các loại đất có nguồn gốc núi lửa, đất có lẫn đá ong đến đất sét nặng. Độ pH tối ưu trong đất khoảng 5,5 đến 6,5. Độ dày tầng đất từ 01 m trở lên. Mật độ trồng  ở đất bằng 200-300 cây/ha. Đất dốc phù hợp dưới 15 độ,  trên dưới 150 cây/ ha. Trồng xen  trên dưới 70 cây/ha. Bộ rễ ăn nông, cây dễ đổ khi gió lớn. ( Năng suất, sản lượng quy về ha phải căn cứ vào mật độ khảo nghiệm phù hợp với thực tế từng địa bàn)       

2. Giá trị dinh dưỡng của nhân hạt mắc ca.

Hạt mắc ca có giá trị dinh dưỡng cao, có thể ăn tươi hoặc chế biến thành nhiều sản phẩm như bánh kẹo, dầu ăn, mỹ phẩm, dược phẩm. So sánh với các   loại hạt quả ăn được phổ biến khác như hạnh nhân hay đào lộn hột, Mắc-ca chứa nhiều chất béo( trên 75%), các chất khác thì thấp hơn: hợp chất đường 10%. protein( đạm)  9%, Kali 0,37%, Phôt-pho 0,17%. Đặc biệt, Hạt mắc ca có hàm lượng chất béo chưa bão hòa đơn rất cao, khoảng 22% axit béo omega-7 là axit palmitoleic,  trong đó có 8 a xit amin cơ thể con người không tự tổng hợp được. Nhưng nếu nói dinh dưỡng của hạt mác ca không có hạt nào thay thế thì cũng chưa có căn cứ.

3. Đặc điểm sản xuất, chế biến, bảo quản.
        

- Sản xuất nông nghiệp.
Thời vụ mắc ca tuỳ theo từng nước. Có 03 điểm rất  đặc trưng:        

+Chế độ nhiệt để đậu hoa, đậu quả rất khắt khe. Nhiệt độ thích hợp để cây ra nhiều hoa là từ 12oC đến 21oC, tốt nhất là 18oC, khung trung bình là từ 18-25 0C. Trong thời gian ra hoa, chế độ nhiệt phải đủ dài 2 tháng( vì mắc ca ra hoa nhiều đợt từ tháng cuối tháng 2 đến đầu tháng 4. Tỷ lệ đậu quả của mắc ca rất thấp. Gặp nắng hạn, gió lào hay mưa phùn  hoa sẽ rụng nghiêm trọng. Khí hậu không thuận lợi có thể không đậu quả.         

+Cây thụ phấn chéo mới cho năng suất cao( Cây giống này thụ phấn cho cây giống kia. Trên một vườn cây phải trồng 3-4 giống thì năng xuất mới cao. Nhưng giống nào với giống nào cho năng xuất cao nhất thì  đang được nghiên cứu.        

+Cây năng suất cao hay thấp là tuỳ giống. Giống trôi nổi  có khi rất ít quả, thậm chí không có quả. Giống sản xuất hàng hóa là giống thương mại, đạt chuẩn quốc tế. Cây vô tính( dâm cành, chiết ghép từ cây giống đầu giòng) sớm ra hoa, cho quả với năng suất cao hơn giống cây thực sinh( cây trồng bằng hạt)        

- Thu hoạch quả, bảo quản và chế biến.  Khi trái rụng xuống đất  phải nhặt ngay trong ngày( tránh để chuột,  sóc và một số loại côn trùng dưới đất tấn công.). Có thể thu hoạch quà chín từ trên cây. Quả mắc ca sau khi thu hoạch phải tách vỏ trong vòng 24h. Không để tấp đống hay bỏ trong những bao kín gây lên men, làm giảm chất lượng hạt. Hạt Mắc ca có hàm lượng dầu rất cao 78% nên tuyệt đối không phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, mà phải để nơi thoáng gió hoặc dùng quạt điện sấy nhẹ trong 2-3 ngày thì độ ẩm từ 30% sau khi tách hạt sẽ còn lại 10%. Với độ ẩm 10%, hạt mac ca cũng chỉ có thể bảo quản trong vài tháng. Để bảo quản lâu dài, độ ẩm phải rút xuống 1,5%, phải có công nghệ mới xử lý được. Mùa thu hoạch quả ở Việt Nam rơi vào tháng 8 -tháng 9, không đồng loạt mà lại rải rác. Đây là thời điểm còn mưa khá nhiều, nhất là vùng Tây Bắc nên khâu thu hoạch và sơ chế sẽ gặp khó khăn. Như vậy chi phí nhân công cho khâu thu hoạch cũng khá lớn.         

Với hàm lượng dầu cao vượt trội, hạt mắc ca rất khó bảo quản. Nhân mắc ca rang thường đóng bao chân không để giữ được lâu (dầu trong nhân không bị ô-xy hoá). Khi đã mở bao ra rồi thì sử dụng trong thời gian ngắn, để kéo dài  nhân dễ bị ôi. Nếu giữ vài ngày trở lên thì cách tốt nhất là để trong tủ lạnh.      
  
Năng suất của mắc-ca chỉ bằng khoảng 1/3 so với năng suất các loại cây trồng cho quả hạnh khác; tỉ lệ nhân trong hạt cũng thấp hơn nhiều (4kg hạt tốt được 1kg nhân), tỉ lệ hao hụt, sấy khô, khấu hao, nhân công... làm cho giá thành nhân khá cao. Vỏ hạt rất cứng cần đầu tư thiết bị chế biến đặc biệt. Cũng do năng suất nhân thấp, đầu tư ban đầu cũng khá cao, công nghệ cao và tiêu chuẩn chất lượng rất cao nên lợi nhuận phụ thuộc rất lớn vào giá thị trường đầu - cuối chuỗi giá trị. Phải có các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thực phẩm cao cấp, mỹ phẩm mới có lãi cao, mác ca mới phát triển bền vững.         
 
4. Sản xuất mắc ca trên thế giới           

Cây mắc ca được trồng nhiều nhất ở Úc, Mỹ rồi đến Nam Phi, Braxin, Kênia, Cốt starica và một số nước khác. Trung quốc và Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây mới trồng. Năm 1997, toàn thế giới có khoảng 46.000 ha, sản lượng hạt khô( tiêu chuẩn độ ẩm 10% trở xuống ) khoảng 61.000 tấn. Năm 2013 diện tích tăng lên khoảng 80.000 ha, sản lượng hạt khô khoảng 140.000 tấn. Bình quân sau 5 năm trồng  chính thức có thu hoạch. Năm thứ 10 bình quân đạt 10 kg hạt khô tiêu chuẩn 10% độ ẩm trở xuống/cây, đạt 3 tấn hạt khô tiêu chuẩn/ha. Các nước phát triển mắc ca sớm, có tiềm lực vốn và khoa học công nghệ, lại phát triển chậm. Đó là câu hỏi chưa được lý giải thấu đáo. Một trong những  nguyên cơ bản là cây mắc ca kén chọn vùng khí hậu phù hợp với thời điểm ra hoa, năng suất định hình phải trên 3 tấn hạt khô tiêu chuẩn mới có lãi khá.      
  
Hạt và nhân quả mắc ca xuất khẩu khoảng 35%, còn 65% là tiêu thụ nội địa. Như vậy thị trường xuất khẩu không phải lớn. Giá xuất khẩu hạt mác ca tiêu chuẩn từ trước đến nay dao động khoảng 1,5-4,0 USD/1kg (tương đường 25.000-70.000VNĐ/1kg). Mấy năm gần đây giá giao động 3,25-3,5USD/kg, tương đương khoảng 70.000 đồng một kg với tỷ lệ nhân 33%. Dưới tỷ lệ này thì giá khoảng 50.000 đồng. Giá cao nhất là khoảng 140.000 đồng.Tỷ lệ nhân trên dưới 40%, nhân cấp 1 trên dưới 90%.). Loại có chứng chỉ sản phẩm hữu cơ sạch khoảng 90.000 đồng một kg. Đó là giá xuất khẩu, giá bán buôn. Còn giá mua của nông trại(nông dân) thấp hơn nhiều, bằng khoảng 1,5,0-2,0 USD/kg, tương đương khoảng 30.000-40.000 đồng/kg loại đạt tiêu chuẩn. Loại chất lượng thấp hơn thì giá thấp hơn.         

Giá nhân( giá xuất khẩu) hạt mác ca tiêu chuẩn độ ẩm 10% trở xuống cao gấp 4-5 lần, giao động 13-15USD/kg, khoảng trên dưới 300.000 VNĐ. Giá cao thấp còn tùy thuộc phẩm cấp nhân( trong lượng nhân và tỷ lệ nhân cấp 1).          

Nhu cầu thị trường còn lớn( có thể gấp 4 lần hiện nay). Nhưng giá cả không phải tăng ổn định, có lúc lên tới hơn 4,0USD(2005), có thời kỳ giảm xuống 1,5 USD/kg hạt khô tiêu chuẩn( 2007); mấy năm trở lại đây có xu hướng giảm ở khu vực Châu Âu, Châu Mỹ. Giá hạt mac ca trung bình của thế giới hiện ở mức 3,26USD/kg, giá nhân ở mức 12,90 USD/kg. Ngược lại, ở khu vực Châu Á thì giá mác ca lại có xu hướng tăng lên. Đây cũng là vấn đề cần được lý giải.        

5.  Cây mắc ca ở Việt Nam.
         

a. Sản xuất. Từ năm 2002, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành nhập giống, khảo nghiệm giống ở nhiều địa phương trong cả nước gồm: Ba Vì (Hà Nội), Mai Sơn (Sơn La), Đồng Hới (Quảng Binh), Đại Lải (Vĩnh Phúc), Krông Năng (Đắk Lắk), Đắk Plao (Đắk Nông), Tân Uyên (Lai Châu), TP Thái Nguyên (Thái Nguyên), Lạc Thủy (Hòa Bình), Thạch Thành (Thanh Hóa), Khe Sanh (Quảng Trị), Kbang (Gia Lai), Cầu Hai (Phú Thọ), Nam Đàn (Nghệ An), Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng), Đắk Hà (Kon Tum).       
 
Đến nay, Bộ NN&PTNT đã công nhận 10 giống mắc ca, gồm 03 giống quốc gia OC, H2, A38 và  7 giống tiến bộ kỹ thuật. Hiện nay, diện tích mắc ca trồng thử và dự án khuyến lâm theo chương trình của Bộ NN&PTNT ở Tây Bắc và Tây Nguyên là khoảng 520 ha. Ngoài ra, diện tích do các tổ chức, cá nhân tại các địa phương khác trồng khoảng 1.920 ha (trong đó ở Tây Bắc gần 280 ha, Tây Nguyên khoảng 1.640 ha). Tổng diện tích cây mắc ca cả nước đến nay khoảng 2.440 ha. (Theo thông tin khác phải đến cỡ 5.000 ha).       
 
Ở các diện tích mác ca do dân tự trồng chưa có thông tin chính xác, đáng tin cậy. Nói chung dân trồng bằng giống không rõ nguồn gốc, sau 5-8 năm có diện tích có quả, có diện tích không. Nhưng chưa rõ năng xuất trung bình hạt khô tiêu chuẩn dưới 10% độ ẩm/cây và quy về ha là bao nhiêu.         

Ở vùng nhà nước khảo nghiệm: cây mắc ca có khả năng sinh trưởng và phát triển tại các điểm trồng khảo nghiệm nhưng tỷ lệ đậu quả, sản lượng quả rất khác nhau. Ở các mô hình khảo nghiệm, có quả thì sản lượng hạt tươi cao nhất vào năm thứ 10 đạt 17,5-21,5kg/cây, tương đương 8-10 kg hạt khô/cây, thấp nhất đạt 9,4-12,4kg/cây, tương đương 4-5 kg hạt khô/cây. Ở mộ số nơi cây không có quả.  

HTFood     
 
Toggle Footer